ads

Friday, December 11, 2015

Các bước đọc điện tâm đồ

Các bước phân tích Trước khi đọc điện tâm đồ, phải nắm vững tuổi, giới tính, chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân. Ngoài ra, còn nên biết th... thumbnail 1 summary
Các bước phân tích
Trước khi đọc điện tâm đồ, phải nắm vững tuổi, giới tính, chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân.
Ngoài ra, còn nên biết thêm sơ lược bệnh án, hình ảnh X quang, các kết quả xét nghiệm khác và nhất là hai vấn đề sau đây:
Người bệnh nhân gầy béo, cao thấp ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế tìm và biên độ sóng, nó ảnh hưởng nhiều đến chẩn đoán dày thất.
Có đang dùng thuốc trợ tim hay thuốc chống loạn nhịp dài ngày không? Nhất là digitan và quinidin…vì các thuốc này tác động rất nhiều đến hình dạng điện tâm đồ và dễ làm sai lạc chẩn đoán cơ bản.
1.Kiểm traKiểm tra kỹ thuật ghi điện tâm đồ, phát hiện ghi sai, ảnh hưởng tạp, milivôn lấy đúng 1cm hay không? Tốc độ ghi bao nhiêu? Nghĩa là các đường kẻ dọc cách nhau bao nhiêu phần trăm giây.
2.Nhịp timĐọc điện tâm đồ trước hết bao giờ cũng phải xem nhịp xoang hay không xoang? Có những rối loạn nhịp tim gì? Đừng bao giờ quên tính tần số tim. Nếu có blốc nhĩ-thất thì phải tính riêng cả tần số nhĩ.
3.Trục điện timTrục điện tim với góc α, tư thế tim.
4.Hình dạng sóngHình dạng các sóng: Đọc đồng thời ở cả 12 chuyển đạo thông dụng,Sóng P: Chiều cao (biên độ), chiều rộng (thời gian), hình dạng (âm, dương, hai pha, móc).
Khoảng PQ dài bao nhiêu?
Phức bộ QRS: Biên độ và thời gian chung và riêng của sóng Q, hình dạng (móc…).
Riêng với V1 và V5 thì tìm thêm thời gian xuất hiện nhánh nội điện.
Đoạn ST có chênh không?
Sóng T (và sóng U): dạng (dương, âm hay hai pha), biên độ.
Khoảng QT dài bao nhiêu?
5.Kết luận chẩn đoánVề tổn thương cơ tim và về rối loạn nhịp tim.